Trang chủ > Tin tức > Ngày mùng 5 tết âm lịch tốt hay xấu

Ngày mùng 5 tết âm lịch tốt hay xấu

- 29/01/2020 -

Ngày mùng 5 tết âm lịch tốt hay xấu ?

Tết Nguyên Đán gồm ba ngày lễ chính là mùng 1, mùng 2 và mùng 3, ngoài ra còn có mùng 4 là ngày “hóa vàng”. Cho đến mùng 5 âm lịch là Tết thật ra đã kết thúc rồi. Thông thường, ngày mùng 5 là ngày cuối cùng nằm trong lịch nghỉ Tết Nguyên Đán của người lao động do nhà nước quy định. Tuy nhiên, hầu như mọi người chẳng ai muốn bắt đầu rời quê lên thành phố để đi làm lại hay là đi chơi xa vào ngày này mà đều lựa chọn mùng 4 để làm công việc đó hoặc dời sang ngày mùng 6 âm. Tại sao vậy? Ngày mùng 5 Tết tốt hay xấu? Cùng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi mùng 5 Tết là tốt hay xấu?

Mùng 5 Tết thường là ngày cuối cùng trong lịch nghỉ Tết của người lao động do nhà nước ban hành. Ngày mùng 6 hàng năm, hầu hết các công ty đều lựa chọn để dành cho khai xuân. Tuy nhiên, mặc dù vậy nhưng những người đi làm xa quê hay những người muốn đi du lịch xa đều không hề lựa chọn ngày mùng 5 Tết để xuất hành, để rời quê, rời nhà và đi xa. Vậy ngày mùng 5 Tết là ngày Tốt hay xấu?


Mùng 5 là một trong ba ngày Nguyệt Kị

Xuất hành đầu năm mang một ý nghĩa cực kì quan trọng đối với tất cả mọi người. Cha ông ta có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”. Xuất hành đầu năm là khởi đầu giống như thế. Đầu năm xuất hành càng suôn sẻ bao nhiêu thì trong năm cuộc sống của người đó càng trở nên dễ dàng, thành công và thuận lợi như kế hoạch bấy nhiêu. Chính vì lẽ đó mà mọi người đều rất coi trọng ngày xuất hành đầu năm. Đối với những người tín tâm, họ còn phải đi tìm thầy để xem ngày tốt xuất hành chứ không thể chọn bừa qua loa được.

Mùng 5 Tết theo quan niệm của người Việt từ xa xưa là một ngày xấu, một ngày không dành để xuất hành. Có rất nhiều cách để giải thích lý do của việc này. Tuy nhiên không có một lý do nào là hoàn toàn được công nhận. Theo quan niệm của người Việt và người Trung Quốc từ xa xưa, ngày mùng 5 Tết được gọi là ngày con nước. Ngày con nước mang một ý nghĩa xấu. Chuyện đi lại vào ngày này khó khăn và thiếu thuận lợi hơn hẳn những ngày khác. Từ đó hình thành kiêng kị xuất hành đối với ngày này.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên không có nghĩa là bạn sẽ không có cách nào để xuất hành vào ngày này. Ngày mùng 5 Tết chỉ là ngày được khuyên tuyệt đối không nên xuất hành thôi. Có một cách để bạn có thể xuất hành vào ngày mùng 5 Tết, có thêm nhiều thời gian để ở bên cạnh gia đình chứ không phải rời đi sớm hẳn hoặc cũng không cần phải dời đi muộn hẳn gây ảnh hưởng tới khởi đầu của công việc. Bạn có thể hóa giải vận xui của ngày mùng 5 Tết bằng cách lựa chọn thật cẩn thận giờ và hướng xuất hành.


Nhiều người cho rằng Mùng 5 là ngày không tốt đối với xuất hành
nhưng vẫn có những người chọn xuất hành vào ngày này

Mùng 5 năm nay rơi vào ngày 29/1 dương lịch. Nếu xuất hành vào ngày này, bạn có thể lựa chọn xuất hành vào giờ hoàng đạo: Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi. Đặc biệt cần tránh bắt đầu hành trình năm mới vào giờ hắc đạo: Tí, Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Dậu. Hướng xuất hành vào ngày mùng 5 Tết năm Canh Tý là chính Nam để đón được hỷ thần và hướng chính Đông để đón được tài thần. Đặc biệt tránh xuất hành vào hướng chính Tây vì sẽ gặp phải hạc thần, đây là điều không tốt. Ngày mùng 5 Tết cũng được khuyên là ngày mà mọi người không nên cắt tóc hoặc nhậm chức.

Cuộc sống càng trở nên hiện đại, con người càng ít tin vào chuyện ngày tốt hay ngày xấu. Thật ra để đưa ra luận điểm khẳng định ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán là ngày xấu thì không có cơ sở. Điều này được minh chứng bởi rất nhiều người mặc dù không hề xem giờ, xem hướng nhưng họ vẫn đi chơi, rời quê vào ngày mùng 5 và cuộc sống của họ vẫn trôi chảy dễ dàng cả năm đó mà chẳng hề gặp phải bất trắc gì. Vậy nên, tất cả những phán đoán tốt – xấu chỉ mang ý nghĩa tương đối và biểu trưng mà thôi, bạn không cần phải quá lo lắng nếu có lỡ xuất hành vào ngày mùng 5 Tết.


Nhiều du khách vẫn chọn du lịch vào ngày mùng 5 tết mà không có vấn đề gì trở ngại

Hãy cứ sống một năm đó thật thoải mái, trọn vẹn và cẩn thận là được, đừng sợ hãi hay lo lắng thái quá về vấn đề đó. Tuy nhiên “Cẩn tắc vô áy náy”, lời khuyên là tốt nhất bạn nên kiêng hoặc xem kĩ giờ hướng trước khi muốn xuất hành, đi đứng xe cộ thật cẩn thận. Điều này vừa khiến tâm lý của bạn trở nên yên tâm hơn lại không hề đi ngược lại những kinh nghiệm mà cha ông ta đã truyền lại cho con cháu. Có như vậy, năm mới của bạn sẽ lại càng trở nên dễ dàng, suôn sẻ hơn nữa, mọi thứ sẽ có khả năng đi vào quỹ đạo mà bạn mong muốn nhiều hơn so với việc mà bạn lựa chọn không làm theo.

2. Tại sao lại kiêng kị nhiều vào ngày mùng 5?

Hẳn là đã từng ít nhất một lần bạn nghe đâu đó về ba con số 5, 14, 23? Đây chính là ba ngày kiêng kị việc xuất hành theo quan niệm của cả Trung Quốc và Việt Nam từ xa xưa cho đến nay. Những ngày này theo lịch Trung Quốc được gọi với cái tên hết sức kì bí “ngày Nguyệt Kị”. Có một câu chuyện từ xa xưa giải thích ý nghĩa của ba ngày này. Câu chuyện kể rằng, nhà vua thường lựa chọn vi hành vào ngày 5, 14 và 23 hàng tháng. Đối với thời phong kiến, vua là bậc “chí cao vô thượng”, người dân tuyệt đối không được phép nhìn mặt vua, nếu nhìn mặt vua sẽ bị xử tội chết. Kiệu rước nhà vua đi đến đâu thì dân chúng sẽ phải quỳ lạy và không được phép ngẩng mặt lên. Lựa chọn an toàn nhất là ở nhà và đóng chặt cửa không ra ngoài vào thời điểm vua đi vi hành. Việc ba ngày này trở thành ba ngày xấu trong việc xuất hành bắt nguồn từ đây.


Thời xưa, mùng 5 là ngày nhà vua vi hành

Một cách lý giải khác, theo dân gian, ngày mùng 5 Tết là ngày con nước. Vào ngày này, do ảnh hưởng mạnh mẽ từ mặt trăng, sông và biển xuất hiện những dòng hải lưu bất thường. Những dòng hải lưu này gây khó khăn, thậm chí là gây nên nguy hiểm cho những người di chuyển trên đó. Mà ngày xưa, người dân thường đi lại chủ yếu bằng thuyền bè, vậy nên ngày này trở thành ngày nên tránh đối với việc xuất hành.

Người ta còn nhận thấy rằng ba ngày này, nếu cộng các chữ số của từng ngày lại với nhau thì đều bằng 5. Số 5 là con số nằm ở giữa, không cao mà cũng không thấp. Người ta quan niệm rằng số 5 là đại diện cho sự dở dang, không vẹn toàn. Chính vì vậy, người ta kiêng xuất hành và ngày mùng 5 để tránh đi khả năng năm đó cuộc sống của họ cũng sẽ trở nên dang dở, không việc gì thành toàn cả. Ngày mùng 5 cũng là ngày kiêng kị nhậm chức vì lý do tương tự. Chẳng ai lại nhậm chức vào ngày được cho là nửa đời nửa đoạn cả. Nhậm chức vào ngày này, theo quan niệm thì công việc đó sẽ trở nên không được như ý, tất cả đều dở dang. Điều này rất không tốt cho con đường công danh sự nghiệp của chính bản thân bạn.


Theo quan niệm Á Đông, số 5 là đại diện cho sự dang dở, không vẹn toàn

Những cách lý giải trên đều rất thú vị, tuy nhiên vẫn chưa có bất kì một ai khẳng định rằng đâu mới là nguyên do chính xác khiến người ta e ngại ngày mùng 5 Tết. Mỗi cách lý giải đều có cái lý của nó, dù bạn có hiểu theo cách nào thì cũng đều không hề sai.

Hi vọng rằng qua bài viết trên, bạn đã tự mình trả lời được cho câu hỏi ngày mùng 5 Tết có xấu không. Chúc cho bạn và gia đình có một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.