Trang chủ > Tin tức > 7 GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP TỐI ƯU CHI PHÍ VƯỢT QUA MÙA COVID 2021

7 GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP TỐI ƯU CHI PHÍ VƯỢT QUA MÙA COVID 2021

- 31/08/2021 -

7 GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP TỐI ƯU CHI PHÍ VƯỢT QUA MÙA COVID 2021

Một doanh nghiệp muốn tồn tại & phát triển phải luôn luôn suy nghĩ tìm ra được giải pháp tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp, đặc biệt những giai đoạn căng thẳng như mùa covid kéo dài qua nhiều đợt suốt 2 năm qua.

Dựa vào kinh nghiệm trực tiếp tham gia triển khai hoặc với vai trò là đối tác cung cấp các Công cụ triển khai cải tiến Doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn tái cấu trúc hoàn thiện bộ máy VinaENPA xin đưa ra một số giải pháp tối ưu như bài trình bày dưới đây:

Trước tiên việc tối ưu hóa chi phí có thể hiểu đơn giản là một nỗ lực liên tục của một doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo kết quả kinh doanh. Các nỗ lực tối ưu hóa chi phí này không ảnh hưởng đến chất lượng hay phạm vi cung cấp sản phẩm/dịch vụ, mà vẫn duy trì hoặc nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Bạn nên nhớ, tối ưu hóa chi phí khác với việc cắt giảm chi phí. Cắt giảm chi phí là hành động tức thời và giải quyết vấn đề trong ngắn hạn. Trong khi tối ưu hóa chi phí là mục tiêu lâu dài, không chỉ thực hiện trong năm 2021 mà sẽ tiếp tục được triển khai trong những năm tiếp theo.

Trong hoạt động quản trị kinh doanh, quá trình cải tiến tối ưu chi sẽ thường thực hiện qua các giai đoạn như dưới đây:

  • Đo lường năng suất, hiệu quả kinh doanh
  • Xác định các vấn đề trong quy trình cần cải thiện
  • Đề xuất những thay đổi để giải quyết vấn đề
  • Đo lường và so sánh kết quả
  • Lặp lại chu kỳ

7 Giải pháp giúp tối ưu hoá chi phí Quản lý doanh nghiệp VinaENPA đề xuất

1. Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp 

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của Khoa học – Kĩ thuật, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhằm tăng tính hiệu quả và tính kinh tế đang được triển khai ngày càng rộng rãi với rất nhiều yêu cầu quản trị chuyên biệt và đòi hỏi tuân thủ các tiêu chí, quy trình thì việc sở hữu một hệ thống quản lý toàn diện có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại công cụ phần mềm từ Bán hàng, đến Marketing hay Quản trị tổng thể như ERP (Nước ngoài có SAP hoặc Orcal, Phần mềm việt tiêu biểu như Fast cho các doanh nghiệp vừa và lớn, Misa doanh nghiệp nhỏ…)

2. Cân nhắc các chiến lược marketing miễn phí mang lại hiệu quả

Doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ cần đến những chiến lược marketing để tạo ra lợi nhuận. Nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào các chiến dịch quảng cáo trả phí mắc tiền, thì đó không phải là một lựa chọn khôn ngoan.

Tại sao nhiều người đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một doanh nghiệp mới nhưng lại không có khách hàng? Nếu bạn muốn thu hút khách hàng, bạn cần phải chủ động tìm kiếm và cho họ thấy sự tồn tại của bạn. Cách duy nhất để làm được điều đó chính là tối ưu hóa chiến lược của bạn với marketing chi phí thấp nhưng mang lại kết quả cao, cụ thể:

  • Triển khai SEO và marketing nội bộ thay vì thuê ngoài.
  • Xây dựng nhận thức và lòng tin khách hàng thông qua các bài review trên các trang website, group cộng đồng.
  • Thực hiện chiến lược truyền thông xã hội trên các nền tảng mà khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng nhiều nhất như Facebook, Instagram, Tiktok,..

 3. Sử dụng giải pháp Bao Jumbo & Bao Sling để đưa vào quản trị kho bãi.

Với đặc tính Bao Jumbo & Bao Sling có thể chứa tới 2 tấn hàng, theo thống kê khách hàng của VinaENPA đã sử dụng bộ sản phẩm này hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp cải tiến và giảm được 60% chi phí bốc xếp, giảm tới 90% chi phí kiểm đếm, giảm 80% chi phí thất thoát do sai xót hay gian lận, giảm 50% chi phí đầu tư ban đầu so với công cụ cùng loại, hơn thế nữa làm kho bãi trở lên gọn gàng và sạch sẽ hơn.

Việc tối ưu chi phí quản lý kho bãi bốc xếp đã và đang được hầu hết các nhà máy sản xuất quan tâm và theo đuổi. Việc giảm thiểu chi phí như hiện tại đã lên tới cao trào như một cuộc cách mạng công nghiệp cải tiến giảm sự phụ thuộc vào sức lao động chân tay thay bằng hệ thống xe nâng và các loại Bao jumbo & Bao sling chứa lên đến 2 tấn hàng.

​4. Liên kết, hợp tác với các công ty khác cũng là một giải pháp kinh doanh hiệu quả

 

Trong thời đại kinh tế khủng hoảng, các công ty nhỏ thường gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại, vậy thì tại sao không liên kết thành một mạng lưới, tương hỗ nhau để cùng  phát triển. Hiện nay có rất nhiều công ty áp dụng hình thức này và thành công, ví dụ như công ty về phần mềm máy tính có thể liên kết với công ty về cung cấp phần cứng và các trang mạng kinh doanh.

Hãy cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm phụ trợ có liên quan tới những gì mà khách hàng đã mua hoặc sử dụng. Và khi khách hàng đã đánh giá cao giải pháp phụ trợ của bạn, lòng tin và sự trung thành của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng sẽ được bền lâu hơn gấp bội.

Sự hợp tác này có thể khiến mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng tiềm năng, đồng thời có thể tích hợp mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ phù hợp mà không mất nhiều công tìm kiếm, giao dịch.

Tuy nhiên, trên thực tế chưa có nhiều những mạng lưới liên kết như này bởi hầu hết các nhà quản lý không muốn chia sẻ lợi nhuận ban đầu mà chưa nhìn ra những lợi ích to lớn hơn về lâu dài.

5. Thuê ngoài nhân viên làm việc từ xa cho một số công việc 

Lợi ích của việc này mà các chủ doanh nghiệp có thể đều biết đó là sự linh hoạt, năng suất tốt và tiết kiệm tiền. Nhân viên làm việc từ xa giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí. Loại bỏ nhu cầu về thiết bị văn phòng, nguồn cung cấp tiện ích, thuê văn phòng cỡ lớn,…

Theo khảo sát, những người làm việc từ xa ít căng thẳng, tập trung tốt hơn và tạo năng suất cao hơn. Họ cũng am hiểu công nghệ, tham vọng và hướng đến kết quả nhiều hơn.

6. Thoả thuận giá cả hợp lý với nhà cung cấp

Nghệ thuật đàm phán có tác động đáng kể đến việc tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp. Bằng việc thương lượng hiệu quả với nhà cung cấp, bạn có thể thuyết phục họ đưa ra mức giá hợp lý cho doanh nghiệp. Và khi tạo được mối quan hệ tốt bền vững, mức giá cho chi phí cung cấp cũng có khả năng cao được giảm xuống.

Một cách đơn giản để cải thiện sự tương tác này là thương lượng lại lãi suất hàng năm. Điều này sẽ mang lại cho bạn cơ hội vào cuối mỗi năm, để đẩy mức giá thấp hơn hoặc các điều khoản khác cho đơn đặt hàng của bạn .

Miễn là mối quan hệ của bạn ở trạng thái tốt (thanh toán đúng hạn, giao tiếp rõ ràng,…) thì bạn sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào.

7. Tuyển dụng nhân viên nội bộ đúng cách 

Tối ưu hóa chi phí cũng bắt đầu bằng việc thuê đúng nhân viên cho doanh nghiệp của bạn. Vì tuyển dụng thường là một quá trình tốn kém đối với hầu hết các công ty, nên việc thuê một nhân viên không thành thạo hoặc không hoạt động đúng với văn hóa nơi làm việc của bạn có thể tốn kém hơn nữa.

Bạn cũng sẽ có thể giảm khả năng sa thải nhân viên trong tương lai. Và điều này có thể mang một cách thức tối ưu ngân sách khác. Có nghĩa là nhân viên chất lượng của bạn sẽ mang lại hiệu suất vượt trội.

Kết luận:

Nắm chắc trong tay 7 giải pháp giúp doanh nghiệp giúp tối ưu hoá chi phí VinaENPA đang chia sẻ trên đây. Chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Chúc doanh nghiệp bạn thành công!